Huyền Học Ứng Dụng

Tâm dục hòa

Tâm dục hòa

Người ta sống trong trời đất, có những ham muốn đòi hỏi về sinh lý nội tại. Loại đòi hỏi này, vừa có mặt vật chất như nhu cầu về ăn uống, về quan hệ nam nữ, về tiền bạc của cải giàu sang phú quý v.v… Cũng vừa có mặt tinh thần như lời ca tiếng hát, sặc đẹp vui chơi cũng như các mặt tư tưởng tình cảm.

Đây là thiên tính tự nhiên vốn có của cuộc sống con người (nhân sinh). Song, những ham muốn đòi hỏi của lòng người phải nằm trong phạm vi quy phạm nhân nghĩa lễ lạc thì mới là hợp lý, bình thường. Nếu những ham muốn đòi hỏi nội tâm quá chạy theo sở thích cảm quan thì sẽ làm lay chuyển tâm chí của con người, làm mê loạn tinh thần của con người, xa rời và đi ngược lại chính đạo.

“Những người mà thanh sắc ngũ vị, của ngon vật lạ, châu báu quý hiếm của nước ngoài đủ làm thay tâm đổi chí, làm lung lạc tinh thần, cảm động khí huyết, thì không thể thắng kế được vậy.”

“Ngũ sắc loạn mục, làm mờ mắt đi; ngũ thanh hoa nhĩ huyên náo, ồn ào làm tai không nghe được, ngũ vị loạn khẩu, khiến miệng mồm sai lạc; vất bỏ chí hướng, tâm địa lừa học, hành động ngông nghênh.”

Như vậy, tai mắt, mồm bụng đều bị sự cám dỗ của ngũ sắc, ngũ thanh, ngũ vị thì tâm sẽ nơi lỏng, tất nhiên sẽ làm nhiễu loạn tư tưởng và hành vi con người. Cần phải hạn chế sự ham muốn của tai mắt, mồm bụng, làm cho nó hạn chế trong phạm vi nghĩa lý cho phép. Song, ham muốn của tai mắt, mồm bụng không thể dựa vào sự hạn chế của bạn thân tai mắt, mồm bụng, vì rằng tai mắt mồm bụng không thể tư duy, chỉ biết ham thích thanh sắc, mỹ vị mà không biết phân biệt lợi hại của nó. Ràng buộc ham muốn chỉ có thể dựa vào tâm. “Cứ để mặc thì tai mắt, mũi miệng không biết lấy bỏ thế nào, nên tâm phải khống chế chúng.” Tâm có thể suy tư, biết đạo trời lý vật và luận lý đạo đức, dựa vào chỗ thích hợp của người và vật để có chỗ đứng đúng, cho nên có thể không chê sự lựa chọn thu nhận, gọt bỏ của tai mắt, mồm, mũi, đảm bảo cho nó đạt mức độ vừa phải, đấy chính là lễ nghĩa.

“Có những cái mắt tuy ham muốn đấy, nhưng phải ngăn chặn để cho nó hạn chế ở mức vừa độ, lòng (tâm) tuy vui đó, nhưng phải điều tiết để cho đúng lễ.” Lễ nghĩa là phép tắc, chế độ ràng buộc, hạn chế những ham muốn của tai mắt, mồm mũi. Thực chất của lễ nghĩa là nhằm tiết chế ham muốn của con người, giúp cho con người đạt tới trạng thái “tâm hòa dục đắc.”

“Phàm tính con người, nếu tâm hoà dục đắc thì sẽ vui.” Tâm hoà, dục đắc, đó là yêu cầu của tính người. Tâm hoà, là thể hiện tính chất của đạo. Đạo là bản thể của vạn vật, thì bản chất của nó chính là hư tĩnh vô vi, điều hoà âm dương, sinh trưởng vạn vật. Nhân tâm do đạo sản sinh cũng đòi hỏi thanh tịnh hoà bình để ứng với vạn sự biến hoá. “Lời nói mừng vui mà lại tuân theo lý, việc làm tốt đẹp mà lại thuận tình, tấm lòng vui vẻ mà không giả dối, công việc có thế nào để nguyên như thế không tô điểm thêm, đã cho đúng thì không cần bấm giờ, xem ngày, không bốc quẻ, không mưu cầu để được ở đầu, phải ở cuối thì cũng không kêu ca, làm xong ổn rồi thì thôi, cần đến thì lại làm, thể thông suât với trời đất, tinh hoà đồng với âm dương, bốn mùa như một, nhật nguyệt sáng soi, sống mãi cùng với tạo hoá xoay vần”