Huyền Học Ứng Dụng

Âm nhạc và mệnh tạo

Mạn đàm: Âm nhạc ảnh hưởng tới mệnh tạo của chúng ta như thế nào?

Cuộc sống con người hằng ngày phải tiếp cận với vô vàn kích thích đến từ môi trường bên ngoài. Các kích thích mang tới cho chúng ta thông tin, từ đó giúp ta có nhận thức về thế giới xung quanh, nhưng mặt khác, chúng cũng đồng thời tạo ra những ảnh hưởng tới trạng thái ham muốn, tinh thần, cảm xúc, sức khỏe, .v.v. của ta. Sự tác động này chi phối đến mỗi quyết định phản ứng của ta với thế giới, và sâu xa hơn, chúng chi phối số mệnh của ta.

Thông tin được chúng ta tiếp nhận từ thế giới thông qua năm giác quan chính: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Trong đó, thính giác đóng vai trò tiếp nhận thông tin dưới dạng âm thanh qua các dao động từ môi trường xung quanh. Sự biến thiên của âm thanh dựa trên trường độ, cao độ, cường độ và âm sắc. Thông qua đó, chúng ta cảm nhận được thông tin và tình chí, chính hai điều này đã tác động và chi phối nhận thức của ta.

Thông tin trong âm thanh được chúng ta tiếp nhận dựa trên hệ thống phản xạ, thông qua ý thức. Cơ chế này chủ yếu phản ứng với cường độ và nội dung của âm thanh, giúp ta hiểu được ngôn ngữ, biết được nguồn gốc của những âm thanh quen thuộc, hay giật mình với những âm thanh cường độ lớn bất thường tiềm ẩn nguy hiểm, .v.v. Những tác động này mang tính ngắn hạn, ảnh hưởng tới những phản ứng tức thời của chúng ta. Chúng mang tính ngắn hạn, do đó nếu không đi kèm với những dạng thông tin khác, ta sẽ rất nhanh chóng quên đi chúng. Đó là nguyên do tại sao chúng ta lại hay quên lời bài hát, thậm chí là những bài ta từng rất yêu thích, bởi vì lời ca chỉ tác động vào vùng ý thức mà thôi.

Lời ca, cường độ âm chi phối ý thức, phản xạ của ta. Nó có thể khiến ta ngay lập tức có những nhận thức về niềm vui, nối buồn, sự đau khổ hay nỗi lo âu thông qua bản chất mà ca từ muốn phản ánh. Tuy vậy, với những âm thanh cường độ trung bình không quá đặc biệt, nếu ta không chủ động ý thức, thông thường chúng không có nhiều ảnh hưởng tới ta và rất dễ bị ta lãng quên. Biểu hiện thường thấy khi ta nghe những câu chuyện nhàm chán, giọng kể đều đều, ta có thể ngay lập tức quên đi thông tin mà người đối thoại vừa truyền tải trong giây lát. Vì vậy, một lời ca chỉ có ca từ hay thôi thì chưa đủ để tác động tới tinh thần một người.

Điều làm cho một âm thanh trở lên sống động, có thể khơi dậy cảm xúc bên trong một người, đó là giai điệu. Giai điệu là sự kết hợp nhịp nhàng của trường độ, cao độ và âm sắc. Giai điệu truyền tải tình chí, tác động trực tiếp xuyên qua lớp phòng thủ ý thức, ảnh hưởng ngay lập tức tới tinh thần của người nghe. Không cần người nghe chủ động, giai điệu vẫn có thể ghi sâu vào ký ức của họ. Như việc ta lướt qua một bản nhạc hay, thậm chí không có lời, giai điệu của nó vẫn có thể ghi sâu vào tâm trí ta hàng năm tháng vậy. Cố lõi sức ảnh hưởng của giai điệu đến từ cao độ, ở phương Tây, người ta dùng hệ thống thất âm 7 nốt nhạc là Do , Re , Mi , Fa, Sol , La, Si. Trong khi đó, ở phương Đông xa xưa, tiền nhân dùng hệ thống ngũ âm là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ ứng với ngũ hành Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy (sau này Văn Vương bổ sung thêm 2 dấu phụ là Biến Cung và Biến Chủy, cũng có tổng là 7).

Hệ thống Thất âm hay ngũ âm là ngôn ngữ của tự nhiên, con người khám phá thấy, không sáng tạo ra. Trong hệ thống Ngũ m của người phương Đông, mỗi âm đều mang trong mình một Hành đại biểu tính chất mà âm thanh ấy thể hiện.

– Cung là vua (quân 君) ở Trung cung, hành Thổ, điều xướng tứ phương, làm chủ chốt cho bốn thanh âm kia, chủ về tinh thần, sự ổn định, cao thượng, chủ về cảm nhận sự quyền uy.

– Thương là thần tử (thần 臣), hành Kim, có nhiệm vụ làm cho mọi sự trở nên hiển dương, kết quả, chủ về cảm nhận sự khuôn phép.

– Giốc là vạn dân (dân 民), hành Mộc, như muốn tung ra khỏi vỏ vật chất để nhô lên hướng tinh thần, chủ về cảm nhận sự sinh trưởng.

– Chủy là vạn sự (sự 事), hành Hỏa, thịnh đạt, phong doanh, phúc khánh, chủ về cảm nhận sự lan tỏa.

– Vũ là vạn vật (vật 物), hành Thủy, qui tàng về lòng vũ trụ, lúc chung cuộc, chủ về cảm nhận sự kết thúc.

Ngũ âm tấu lên, khơi gợi bên trong con người những cảm xúc nhất định, lại cộng hưởng với xu hướng tinh thần mệnh số bẩm sinh, từ đó mà chi phối tình chí, dẫn dắt hành động một người. Người xưa phân lễ nhạc luôn song hành, trăm sự cần tới tế lễ thì đều dùng nhạc tương ứng mà phối theo. Nhạc ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần con người. Do đó, con người cần biết bản thân bẩm tính ra sao mà tìm đến âm nhạc tương ứng mà sửa trị số mệnh, tìm tới sự cân bằng lâu dài. Nếu hướng theo chiều kích thái quá thì sẽ hại thân, hại mệnh. Ví dụ như người mà tinh thần đa sầu đa cảm, lại thường nghe nhạc mang âm Vũ (thuộc Thủy), sẽ cộng hưởng với cảm nhận sự mất mát, u uất, từ đó thành ra nhân sinh quan tiêu cực, hành động thiếu sức sống, sẽ hại đến mệnh. Cũng cần biết rằng, ở góc độ ngược lại, một người bẩm tính giàu cảm nhận, thích những giá trị xưa cũ cũng thường có xu hướng thích nghe những loại nhạc mang âm hưởng trầm buồn. Vì vậy, cần hết sức chú ý quan tâm về việc ta nghe điều gì, để giữ cho tâm trí được cân bằng, tránh việc rơi vào trạng thái thiên lệch, tạo thành những hệ quả không tốt.

m nhạc vừa mang tính nghệ thuật, nhưng cũng hàm chứa trong đó vô vàn tác dụng to lớn, cốt yếu ở việc ta có thể thấu hiểu bản thân cũng như bản chất của âm thanh ta lựa chọn để nghe. Việc chủ động làm chủ những gì bản thân tiếp nhận, hấp thu, chính là mấu chốt của việc cải mệnh. Trong đó, âm thanh là lĩnh vực vô cùng trọng yếu mà con người cần quan tâm nhiều hơn.

———————-

Một số nội dung được tham khảo tại: nhantu.net

Viết một bình luận