Huyền Học Ứng Dụng

Nhân tâm phó thiên tâm

“Nhân tâm phó thiên tâm”

Tư tưởng nhân tâm phù hợp với thiên tâm của Đổng Trọng Thư (179 – 104 TCN).

Cha mẹ có thể sinh ra con, nhưng lại không phải sáng tạo ra con người, mà sáng tạo ra con người chính la trời. “Tời là tằng tổ phụ của người vậy”. (“Vi nhân giả thiên”). Người sở dĩ được gọi là con người bởi cái gốc là ở trời, kết cấu cơ thể, hoạt động sinh lí và tư tưởng, tình cảm của con người đều nằm trên trời. “Hình thể con người, là do thiên số hóa thành; khí huyết con người là do thiên chí hóa ra thành nhân ái, đức hạnh con người là do thiên lí hóa ra thành nghĩa, ưa ghét của con người là do trời hóa ra thành hàn thử (lạnh nóng); thụ mệnh của con người là do trời hóa ra thành bốn mùa; người ta sinh ra ở đời mừng giận, vui buồn thì trời cũng có xuân hạ thu đông tương tự đáp lại”.

Người sinh ra là do ở trời, hình thể, khí huyết, đạo đức, yêu ghét, mừng giận, vui buồn đều do trời hóa ra, cái nhân tâm là chủ thể tư duy, tư tưởng tình cảm và đạo đức, ý thức của con người cũng phù hợp với thiên tâm. Nhân tâm vì thiên tâm mà sinh ra, và biến đổi theo thiên tâm. Khí mừng của con người được hóa sinh ra mùa xuân, khí vui được hóa sinh ra mùa hạ, khí giận được hóa sinh ra mùa thu, còn khí buồn thì được hóa sinh ra mùa đông, đấy là cái tâm có bốn khí.

Người có tâm mừng giận vui buồn, “Trời cũng có khí mừng giận, có tâm buồn vui, phù hợp với con người”. Tâm luân lí đạo đức của con người phù hợp với thiên tâm. “Tâm có suy nghĩ tính toán, phù hợp với những dự kiến vậy; đức hạnh có luận lí, phù hợp với trời đất vậy”. Luân lí, đạo đức con người, quan trọng nhất là nhân nghĩa, nhân nghĩa cũng từ thiên tâm mà ra. “Người tốt đẹp có nhân nghĩa cũng là ở nơi trời. Trời chính là nhân nghĩa vậy.

… Nắm rõ ý trời thì là nhân nghĩa vô cùng, vô cực. Người nhận lệnh ở trời vậy, lấy nhân nghĩa ở trời mà có nhân nghĩa vậy. Chính vì vậy con người nhận lệnh tôn trọng trời có tình cảm yêu mến cha anh con em, có lòng trung tín nhân từ phúc hậu, có hành vi liêm sỉ, có nghiên cứu kĩ về đúng sai, thuận nghịch, văn lí (lí luận văn chương) ngời sáng đúng đắn mà hồn hậu, có tầm hiểu biết rộng lớn và uyên thâm, chỉ riêng về nhân đạo thôi đã có thể sánh với Trời cao.”